Trong lĩnh vực marketing, ngày càng có nhiều mô hình, chiến lược được đổi mới và phát triển. Trong đó, mô hình kinh doanh phổ biến nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định và kết quả của các hoạt động marketing là hai mô hình B2B và B2C. Bài viết dưới đây sẽ khái quát những điểm khác biệt cơ bản giữa B2B và B2C cho doanh nghiệp của bạn!
Mô hình Marketing B2B là gì?
B2B là thuật ngữ viết tắt của cụm từ “Business To Business” – từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp. B2B dùng để chỉ những mô hình kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ từ một doanh nghiệp đến các tổ chức, tập thể hoặc doanh nghiệp khác. Các công ty này có thể bán những sản phẩm từ chính mình tạo ra như giữa các nhà sản xuất và người bán buôn, giữa người bán sỉ với các nhà bán lẻ hoặc nhập lại từ những đơn vị khác về và bán lại cho doanh nghiệp. Một vài ví dụ có thể kể đến như các công ty cung cấp phần mềm hay nhà cung cấp văn phòng phẩm cho các công ty khác…
Mô hình Marketing B2C là gì?
B2C là khái niệm phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và marketing, viết tắt của cụm từ “Business to Consumer” – từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Đây là quá trình bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp của các doanh nghiệp cho những người tiêu dùng cuối cùng hoặc cho các doanh nghiệp mua sản phẩm với mục đích sử dụng.
Ví dụ: Một doanh nghiệp mua văn phòng phẩm để phục vụ cho công việc văn phòng ở công ty cũng gọi là người tiêu dùng cuối cùng. Hầu như các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng đều có thể được gọi là doanh nghiệp B2C.
Những điểm khác biệt giữa chiến lược marketing B2B và B2C
Marketing B2B và B2C được hiểu chung là các hình thức kinh doanh quan trọng với doanh nghiệp và có những đặc điểm riêng biệt mang tính đặc thù. Do đó, hiểu rõ sự khác nhau giữa hai mô hình này sẽ giúp bạn triển khai hoạt động bán hàng hiệu quả và hiện thực hóa các mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Marketing cho doanh nghiệp B2B và B2C bao gồm những yếu tố sau:
1. Đối tượng khách hàng
- Đối với mô hình B2B:
Có thể thấy các hoạt động Marketing B2B hướng đến đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức, hay nhóm khách hàng tập thể. Cụ thể hơn, đặc thù của mô hình B2B là nỗ lực tập trung vào quảng bá dịch vụ, sản phẩm của mình cho người đại diện doanh nghiệp – người trực tiếp tìm hiểu và nghiên cứu sản phẩm để đưa ra những đánh giá, quyết định mua hàng (giám đốc kinh doanh, trưởng phòng, kế toán trưởng…), không phải quảng bá đến từng khách hàng cá nhân.
- Đối với mô hình B2C:
Khác hẳn với mô hình B2B, đối tượng hướng đến của những doanh nghiệp B2C là các khách hàng nhỏ lẻ, tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ với mục đích cá nhân. Mô hình kinh doanh B2C vô cùng phổ biến và rất dễ bắt gặp trong cuộc sống. Ví dụ như: các cửa hàng tiện lợi, salon làm đẹp, quán ăn, rạp chiếu phim, công ty dịch vụ du lịch… Nhóm đối tượng khách hàng cá nhân này thường rất lớn và có nhu cầu đa dạng, do đó khi triển khai bán hàng cần có sự tìm kiểu kỹ càng về khách hàng, đưa ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Xem thêm >>> SẮP DIỄN RA LỄ CÔNG BỐ GIẢI THƯỞNG TOP BRAND ASIA – PACIFIC 2022
2. Phương pháp tiếp thị
- Đối với mô hình B2B:
Khi tiếp thị sản phẩm cho doanh nghiệp, các Marketer cần lưu ý tập trung vào đặc điểm chức năng của sản phẩm, các tài liệu tiếp thị cần phải có chiều sâu, mang tính phân tích cao, chỉ ra được sự khác biệt so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, thì mới tạo được sự thu hút đối với các doanh nghiệp, vì khi mua hàng, các doanh nghiệp thường chú trọng nhiều đến yếu tố logic.
- Đối với mô hình B2C:
Hình thức kinh doanh B2C phổ biến hơn hẳn so với B2B. Doanh nghiệp B2C cần giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ một cách trực tiếp đến mục tiêu là người tiêu dùng cuối cùng để đảm bảo hiệu quả tối ưu cho các chiến dịch tiếp thị. Ở thời đại internet phát triển, B2C đã có thêm một kênh kinh doanh mới chính là hình thức thương mại điện tử. Đối với các doanh nghiệp theo mô hình B2C, việc duy trì mối quan hệ và giữ chân khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Không giống việc các doanh nghiệp theo mô hình B2B phải có chiến dịch tiếp thị chứng minh giá trị sản phẩm và dịch vụ, các doanh nghiệp B2C phải chú ý đến cảm xúc của khách hàng.
Chính vì việc mua hàng phù thuộc vào cảm xúc khách hàng thế nên các marketers cần chú ý tập trung đến việc cho khách hàng thấy được giá trị mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn mang lại đến trong cuộc sống của họ. Đồng thời, cần quảng bá thông điệp trên các kênh phù hợp với đối tượng khách hàng. Có rất nhiều nền tảng có thể giúp bạn đạt được mục tiêu như Tiktok, Facebook, Instagram… Sử dụng các nền tảng cho việc quảng bá sẽ giúp tăng lượt tương tác và tiếp cận sản phẩm nhiều hơn. Ngoài ra, các thông điệp sản phẩm cũng cần phải ngắn gọn, dễ nhớ và đúng trọng tâm.
3. Quá trình ra quyết định mua hàng
Đối tượng mục tiêu của B2B và B2C hoàn toàn khác nhau, nên quá trình đưa ra quyết định của nó cũng có những điểm khác biệt riêng.
- Đối với mô hình B2B:
Khi đại diện mua hàng cho doanh nghiệp, người mua hàng phải chịu nhiều áp lực về tính hữu dụng của sản phẩm, độ phù hợp, giá cả, uy tín của bên cung cấp. Điều này khiến quy trình tiếp cận, thuyết phục khách hàng mục tiêu của mô hình B2B sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với mô hình B2C.
- Đối với mô hình B2C:
Khách hàng của mô hình B2C thường có quyết định mua hàng khi nhận thấy sản phẩm, dịch vụ đó phù hợp với nhu cầu, lợi ích của cá nhân họ hướng đến. Các doanh nghiệp B2C để đạt được hiệu quả cao nhất cho chiến dịch của mình thường tung ra nhiều chiến dịch marketing khác nhau, thu hút khách hàng qua các quảng cáo, khuyến mãi…
Xem thêm >>> CHƯƠNG TRÌNH VINH DANH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA NĂM 2022
4. Chu kỳ bán hàng
- Đối với mô hình B2B:
Độ dài chu kỳ bán hàng của mô hình B2B phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng thông thường sẽ diễn ra trong thời gian dài từ một tháng đến vài tháng, thậm chí có khi lên đến cả năm.
- Đối với mô hình B2C:
Ngược lại, hoạt động mua hàng B2C thường diễn ra trong thời gian rất nhanh. Các thông điệp, hình ảnh quảng cáo được đẩy đi liên tục nhằm thúc đẩy quá trình ra quyết định của cá nhân, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu nhanh chóng.
Như vậy, thông qua những điểm khác biệt giữa chiến lược marketing cho doanh nghiệp B2B và B2C, hy vọng bạn đã có thể lập ra các chiến lược marketing phù hợp cho mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn đang cần được tư vấn và hỗ trợ lập kế hoạch truyền thông – marketing cho doanh nghiệp, hãy LIÊN HỆ NGAY cho Len Nguyễn Media qua Hotline: 090 377 2086 hoặc email: lennguyenmedia@gmail.com để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG LEN NGUYỄN MEDIA
Trụ sở HCM: 64Bis Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, Tp. HCM
VPĐD Hà Nội: P105, Khu TT 222D, Ngõ 260, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline: 090 377 2086 – 0983 977 845 – MST: 0313474590
Email: lennguyenmedia@gmail.com
Website: http://lennguyenmedia.com
Website: https://ngoisaodoanhnhan.vn/
Website: https://doanhnhansaoviet.net
Website: https://diemhendulich.vn/
Website: https://thewoman.vn/
Bạn đang đọc bài viết trên trang thông tin doanhnhansaoviet.net.
Mọi thông tin đóng góp vui lòng gọi Hotline: 090 377 2086 hoặc gửi về địa chỉ email: bbtdoanhnhansaoviet@gmail.com.
Nếu Bạn cảm thấy bài viết mang lại giá trị hãy LIKE và SHARE nhé!